Viêm giác mạc
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Viêm giác mạc
Là bệnh lý tổn thương của giác mạc do nhiều nguyên nhân gây ra. Căn cứ mức độ tổn thương và vị trí tổn thương chia ra làm hai nhóm chính: viêm loét giác mạc (viêm nông) và viêm giác mạc nhu mô (viêm giác mạc sâu).
Viêm loét giác mạc là một trong những nguyên nhân gây mù chủ yếu ở Việt Nam.
* Đứng thứ ba sau mù lòa do đục thể thủy tinh và glôcôm góc đóng
* Gây tổn thương giác mạc nặng nề
* Gây tình trạng mất thị lực nhanh không hồi phục nếu tổn thương sâu.
Bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi và đa dạng về hình thái lâm sàng
Nguyên nhân
Chấn thương: Dị vật hoặc va đập tác động gây ra tình trạng rách, xước giác mạc. Sau đó chấn thương mở đường để vi sinh vật xâm nhập vào giác mạc sau đó gây hoại tử tổ chức.
Vi khuẩn: là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng viêm. Các vi khuẩn hay gặp bao gồm: tụ cầu , trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu (hiện nay ít gặp )
Virus và các nguyên nhân khác: hai virut hay gặp nhất là Virus adeno, Virus herpes. Viêm loét giác mạc do nấm ít gặp hơn nhưng việc điều trị còn khó khăn và dễ gây các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra có nhiều nguyên nhân nữa cũng có thể gây ra tình trạng viêm loét giác mạc như là sẹo cũ giác mạc, liệt thần kinh…
Triệu chứng:
Các triệu chứng bệnh nhân gặp phải:
* Đau nhức: Bệnh nhân không đau cấp mà nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, chỉ ánh sáng hoặc va chạm nhỏ cũng có thể làm tình trạng đau tăng lên dữ dội
* Chói, sợ ánh sáng: Khả năng chịu đựng kích thích của mắt giảm rõ rệt, một phần là ddau làm bệnh nhân gần như ít khi mở mắt
* Chảy nước mắt: Nước mắt xuất hiện nhiều thậm chí giàn dụa khi bệnh nhân mở mắt.
* Thị lực: Tuỳ theo mức độ và vị trí ổ loét giác mạc mà thị lực thay đổi, có khi chỉ còn biết sáng tối. Phân biệt với viêm kết mạc là thị lực giảm nhiều so với trước khi đau.
Điều trị:
Bắt buộc là nên điều trị theo nguyên nhân và được sự theo dõi và điều trị của Bác sỹ chuyên khoa, tuyệt đối không tự điều trị tránh các biến chứng
– Viêm loét giác mạc do căn nguyên vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, phối hợp 2-3 loại kháng sinh khác nhóm, đường dùng toàn thân và nhỏ mắt.
– Căn nguyên Virus: Sử dụng thuốc kháng virus.
– Nấm: Sử dụng thuốc chống nấm: Sporan, Nizoran, Amphotericin B, Nystatin … nhưng tác dụng tốt nhất là Sporan .
Ngoài ra còn điều trị phối hợp gồm:
Chống hoại tử
Chống dính và giảm đau
Tăng cường dinh dưỡng
Loại trừ các yếu tố sang chấn
Xử trí các biến chứng khác
Không có phản hồi